Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Có phải chi trả trợ cấp thôi việc/trợ cấp mất việc làm cho người lao động cao tuổi?

Có phải chi trả trợ cấp thôi việc/trợ cấp mất việc làm cho người lao động cao tuổi?


 Luật sư Đinh Quang Thuận & Luật sư Dương Tiếng Thu Công ty Luật Phuoc & Partners 

 Từ hướng dẫn Công văn 2522 … Chuyên bắt đầu từ công văn hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số 2522/LĐTBXH-LĐTL ngày 11/7/2013 hướng dẫn về việc giải quyết trợ cấp thôi việc (“TCTV”) đối với người lao động đã nghỉ hưu (“Công văn 2522”). Theo đó, Công văn 2522 hướng dẫn rằng do Bộ luật lao động 2012 (“BLLĐ 2012”) không phân biệt NLĐ làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên là người đã hoặc chưa nghỉ hưởng chế độ hưu trí nên đối với người lao động (“NLĐ”) đã nghỉ hưởng chế độ hưu trí mà làm việc từ đủ 12 tháng trở lên theo chế độ HĐLĐ, khi chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) có trách nhiệm giải quyết chế độ TCTV theo đúng quy định.

Thiết nghĩ cũng nên nói rõ vì bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng cho NLĐ là công dân Việt Nam, nên khái niệm NLĐ trong bài viết này chỉ có ý nói đến NLĐ là công dân Việt Nam. Đến quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việclàm và bảo hiểm thất nghiệp hiện nay.



Để hiểu rõ nội hướng dẫn nêu trên và tiện theo dõi các ý kiến được trình bày tiếp theo liên quan đến nội dung hướng dẫn này, hãy cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật Viêt Nam liên quan hưu trí và TCTV, trợ cấp mất việclàm (“TCMVL”). Có thể có người từng thắc mắc rằng khi một NLĐ đến tuổi nghỉ hưu (Nam đủ 60, nữ đủ 55) thì quan hệ lao động của NLĐ đó sẽ thế nào? NLĐ đó có được làm việc tiếp tục không, hay phải nghỉ việc? Theo quy định của BLLĐ 2012, câu trả lời sẽ tùy thuộc vào thời gian mà NLĐ đó tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Nếu NLĐ đã có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (đủ 20 năm), HĐLĐ của NLĐ đó kết thúc theo Điều 36 của BLLĐ 2012, NLĐ nghỉ việc và bắt đầu hưởng chế độ lương hưu trí hàng tháng. Tuy vậy, nếu NSDLĐ thấy rằng NLĐ vẫn còn làm việc được và đồng ý tuyển dụng, NLĐ này vẫn có quyền đi làm. Khi đó, NLĐ vừa hưởng lương hưu trí vừa hưởng tiền công theo HĐLĐ. Từ đây chúng ta gọi đây là NLĐ cao tuổi có hưởng lương hưu (“NLĐCTHLH”)

Nếu NLĐ chưa có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, quy định hiện hành cho thấy sẽ không có gì đặc biệt xảy ra. Có nghĩa là quan hệ lao động của NLĐ này sẽ diễn biến như những trường hợp bình thường khác. Nếu HĐLĐ hết thời hạn và NSDLĐ không muốn gia hạn, NLĐ nghỉ việc và xem xét tìm công việc mới. Nếu HĐLĐ chưa hết hạn hoặc được gia hạn, NLĐ tiếp tục đi làm. Khác với NLĐ ở đoạn trên, NLĐ ở đoạn này chỉ có lương theo HĐLĐ, chưa có lương hưu, nên chúng ta gọi đây là NLĐ cao tuổi không hưởng lương hưu (“NLĐCTKHLH”).

Từ góc độ bảo hiểm xã hội, TCTVvàTCMVL, NLĐCTKHLH được xem xét bình thường như những NLĐ đang trong độ tuổi lao động. Cụ thể là khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐCTKHLH được NSDLĐ xem xét các điều kiện để thanh toán (hoặc không thanh toán)TCTVvàTCMVL theo quy định tại Điều 48và49 của BLLĐ 2012. Nhưng đối với NLĐCTHLH thì sẽ thế nào? Cụ thể là thời gian làm việc sau hưu trí của NLĐCTHLH có được xem xét để thanh toán TCTV, TCMVLkhi họ nghỉ việc hay không? Thực tế là pháp luật hiện hành không quy định thật cụ thể về vấn đề này. Chính vì vậy, Công văn 2522 hướng dẫn rằng do pháp luật không có sự phân biệt đối với NLĐCTHLH, nên NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết chế độ TCTV cho NLĐCTHLH theo đúng quy định chung.

Chúng ta đều biết rằng NLĐCTHLH không đóngbảo hiểm thất nghiệp cho thời gian làm việc sau hưu trí. Vì vậy, nếu đáp ứng điều kiện thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên, NLĐCTHLH sẽ được xem xét hưởng TCTV và TCMVL cho thời gian làm việc sau hưu trí. Hai quan điểm khác nhau về chi trả trợ cấp thôi việc hay mất việc làm cho NLĐCT Mặc dù vấn đề đã được hướng dẫn cụ thể, những nhà chuyên môn vẫn đang trao đổi những quan điểm khác nhau xung quanh nội dung của Công văn 2522.

Quan điểm thứ nhất hoàn toàn ủng hộ nội dungcủa Công văn 2522. Quan điểm này cho rằng vì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể cho vấn đề TCTVvàTCMVLcủa NLĐCTHLH, nên vấn đề này cần được giải quyết theo những nguyên tắc chung nhấtcủa pháp luật mà Công văn 2522 đề cập. Theo đó, vì NLĐCTHLH không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, có nghĩa là họ không tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho thời gian làm việc sau hưu trí, họ phảiđược xem xét hưởngTCTV, TCMVLcho thời gian làm việc sau hưu trínếu đáp ứng điều kiện làm việc từ đủ 12 tháng sau hưu trí.

Quan điểm thứ hai không ủng hộ nội dung hướng dẫn của Công văn 2522 và cho rằng Công văn 2522 chưa đạt được độ sâu cần thiết và hoàn toàn không phù hợp với những quy định có tính nguyên tắc, cơ sở về TCTV, TCMVLvà bảo hiểm thất nghiệp. Quan điểm này được trình bày dưới đây. Bảo hiểm thất nghiệp được chi trả cho NLĐ với ý nghĩa là giúp họ có thu nhập trong một thời gian nhất định sau khi nghỉ việc, mất việc làmtrong thời gian tìm việc mới. Muốn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ trước đó phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trong một khoảng thời gian mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng có thể tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Một số trường hợp NLĐ không thể tham gia gồm: HĐLĐ dưới 12 tháng, NSDLĐ sử dụng dưới 10 NLĐ và những trường hợp kháctheoquyđịnh. NLĐ trong những trường hợp này dù muốn cũng không thể tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp nên khi họ nghỉ việc, sẽkhông được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp do quỹ bảo hiểm thấtnghiệpchi trả.Thay vào đó, họ được NSDLĐ xem xét thanh toán TCTV,TCMVL theo quy định chung.

 Rõ ràng, với ý nghĩa là một khoản tiền thay thế trợ cấp thất nghiệp, nhằm hỗ trợ NLĐ có thu nhập tạm thời trong thời gian tìm kiếm công việc mới, TCTV và TCMVLkhông thể là một khoản thanh toán dành cho NLĐCTHLH bởi các lý do sau đây: (i) Một NLĐCTHLH không thể bị thất nghiệp kể cả khi không làm việc, đơn giản là vì họ đang nghỉ hưởng lương hưu;và (ii) Như đã nói đến ở phần Quan điểm thứ nhất, luật quy định NLĐCTHLH không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hoàn toàn khác trường hợp NLĐ vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp,nhưngkhôngthamgiabảohiểmthấtnghiệptheonhữngtrườngtrườnghợp do pháp luật quy định (HĐLĐ dưới 12 tháng, NSDLĐ sử dụng dưới 10 NLĐ …).Suy ra là NLĐCTHLH không thể đượchưởng cáclợi ích từ việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp), hoặc những lợi ích thay thế khác (TCTV, TCMVL). Để tăng sức nặng cho lập luận của mình, Quan điểm thứ hai còn cho rằng việc chi trả TCTV,TCMVLcho NLĐCTHLH khiến doanh nghiệp tốn thêm những khoản chi phí, từ đó vô tình khiến các kế hoạch sử dụng nguồn lao động cao tuổi trở nên tốn kém hơn và sẽbớt hấp dẫn đi. Tình trạng phải “ngồi chơi xơi nước” khi còn khả năng lao động tốt, có thể làm cho người cao tuổi bị suy yếu sức khỏe về tinh thần cũng như thể chất, chất lượng cuộc sống của họ chắc sẽ xuống thấp. Lẽ ra có thể là một nguồn lực có chất lượng, người cao tuổi có nhiều nguy cơ nhanh chóng trở thành gánh nặng.

THAY LỜI KẾT Với những ý kiến khác biệt như trên và nhất là Quan điểm thứ hai, một quan điểm ngược chiều với Công văn 2522, không phải là không có cơ sở. Thiết nghĩ BLĐTBXH nên rà soát lại vấn đề TCTVvàTCMVLnói chung, cũng như đối với NLĐ làm việc sau khi hưu trí nói riêng và có hướng dẫn chính thức trong một Thông tư sửa đổi bổ sung để việc áp dụng được thống nhất và phù hợp với pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét