Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Chi phí tài chính đầu năm 2016 - doanh nghiệp thêm gánh nặng


CHI PHÍ TÀI CHÍNH ĐẦU NĂM 2016: DOANH NGHIỆP THÊM GÁNH NẶNG

 Cao Thị Hoàng Oanh và Luật sư Nguyễn Hữu Phước
Công ty luật Phuoc & Partners

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp đầu năm dương lịch thì mọi loại chi phí của doanh nghiệp (“DN”) đều tăng cao khiến không ít chủ DN đau đầu, đặc biệt là các chủ DN vừa và nhỏ. Ngoài một số vấn đề thường kỳ như áp lực thu hồi công nợ từ khách hàng trong giai đoạn cuối năm để phục vụ việc trả nợ cho các nhà cung cấp, trả thưởng tết cho nhân viên, chi phí tiệc tùng, khánh tiết, quà cáp, sự kiện cho nhân viên, khách hàng, đối tác…, và xét tăng lương cho nhân viên định kỳ hàng năm, DN còn phải chịu một số chi phí tăng đột biến, bất thường mà DN không thể lường trước được do sự phức tạp, ngoài tầm kiểm soát, thiếu thông tin, hoặc khó dự đoán của nó. Câu chuyện này có lẽ cũng tiếp tục diễn ra tương tự vào đầu năm 2016. Ngoài các nguyên nhân bên lề dẫn đến chi phí DN tăng thêm như gần đây Trung Quốc bất ngờ phá giá sâu đồng nhân dân tệ làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu của các DN Việt Nam, kéo theo biến động tỷ giá ngoại tệ và thị trường ngoại hối cũng ảnh hưởng theo đó, thì việc thay đổi các chính sách của Chính phủ dưới đây, trong một chừng mực nào đó, đã góp phần làm tăng thêm nỗi lo cho các DN.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân – nên hay không?



Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân – nên hay không?
(Phạm Trọng Thanh Thủy – Phuoc & Partners)

Ở các nước phương Tây, vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không xa lạ vì nó giúp các cặp vợ, chồng chủ động hơn trong việc quản lý tài chính của mỗi người cũng như hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến khối tài sản chung nếu chẳng may khối tài sản chung đó bị thua lỗ hay mất trắng vì lý do nào đó[1]. Ở Việt Nam, vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một chế định được pháp luật thừa nhận và được cụ thể hóa tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 (“LHNGĐ 2014”) có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và thay thế cho Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 (“LHNGĐ 2012”).

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Doanh nghiệp bị gièm pha có thực sự được bảo vệ theo luật cạnh tranh không?


Doanh nghiệp bị gièm pha có thực sự được bảo vệ theo luật cạnh tranh không?

(Phạm Trọng Thanh Thủy - Công ty luật Phuoc & Partners)

 
Thương trường là chiến trường mà nhân vật chính không ai khác chính là các thương nhân. Nếu như các doanh nghiệp chân chính không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, thay đổi kiểu dáng sản phẩm thì nhiều doanh nghiệp không chân chính lại sử dụng những hành vi không lành mạnh nhằm hạ bệ doanh nghiệp đối thủ để trục lợi cho doanh nghiệp mình. Một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn thường được báo chí nhắc đến trong thời gian gần đây đó là hành vi “Gièm pha doanh nghiệp”. Bài viết này sẽ phân tích các đặc trưng của hành vi gièm pha doanh nghiệp, đưa ra nhận xét về các quy định của pháp luật hiện hành để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó có định hướng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

 Vậy, thế nào là “Gièm pha doanh nghiệp”?


Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Tìm hiểu chế định Quản tài viên theo Luật Phá sản 2014


Tìm hiểu chế định Quản tài viên theo Luật Phá sản 2014
(Luật Phá sản 2014: Quản tài viên – Anh là ai?)
Nguyễn Danh Công và Phan Thị Hằng
(Công ty luật Phuoc & Partners)
Luật Phá sản 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 được xem là sự “cởi trói” về mặt thủ tục cho việc phá sản doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, liệu Luật Phá sản 2014 đã thực sự tránh được “vết xe đổ” của Luật Phá sản 2004, hay vẫn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn với những thủ tục, chế định lắm nhiêu khê…
Một trong những thay đổi cốt lõi của Luật Phá sản 2014 là chế định Quản tài viên trong thủ tục quản lý, thanh lý tài sản. Mặc dù Luật Phá sản 2014 đã có hiệu lực gần nửa năm nay nhưng trên thực tế, việc thi hành Luật Phá sản 2014 vẫn còn đang là một vấn đề khá nan giải ngay cả đối với Tòa án thụ lý vụ việc vì chưa tìm đâu ra Quản tài viên để phụ trách quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Hay nói đúng hơn, các Tòa án địa phương vẫn chưa biết phải áp dụng chế định Quản tài viên như thế nào. Các doanh nghiệp đang thực hiện dang dở thủ tục phá sản theo Luật Phá sản 2004 vốn đã chờ đợi mỏi mòn các thủ tục trong mấy năm, nay lại phải tiếp tục chờ…thay đổi thủ tục và hướng dẫn thi hành.

Làm sao để xây dựng những công ty luật Việt Nam tầm cỡ trên sân nhà?

Làm sao để xây dựng những công ty luật Việt Nam tầm cỡ trên sân nhà?
Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Phuoc & Partners

V
iệt Nam đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 01/2007, thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và sẽ có thể trở thành thành viên của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (the Trans-Pacific Partnership (TPP)) từ đầu năm 2016. Từ những cột mốc đó, việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam tầm cỡ khu vực để cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài ngay trên sân nhà là thật sự cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết và dịch vụ pháp lý cũng không nằm ngoài sân chơi này. Từ năm 1987 đến nay, sau gần 30 năm phát triển nghề luật sư với gần 9.000 ngàn luật sư được cấp phép hành nghề trong cả nước, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc thành lập cho được các công ty luật Việt Nam (“CTLVN”) quy tụ đội ngũ vài trăm luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm và đa dạng về lĩnh vực hành nghề luật, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn luật chuyên nghiệp cho khách hàng trong và ngoài nước.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Công bố thông tin doanh nghiệp khi điều chỉnh – Lợi ích đa bên!



Công bố thông tin doanh nghiệp khi điều chỉnh – Lợi ích đa bên!
Nguyễn Danh Công
Công ty luật Phuoc & Partners
Một doanh nghiệp từ khi được “khai sinh” cho đến khi bị “khai tử” ít nhất phải có một lần điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh. Theo đó, khi thay đổi các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc công bố các điều chỉnh này trong thời hạn và theo cách thức luật định. Tuy nhiên, trong thực tế có rất ít doanh nghiệp tuân thủ quy định công bố thông tin này, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mang tính gia đình hoặc cũng có trường hợp cố tình không thực hiện vì những lý do riêng hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ công bố qua loa cho đủ thủ tục, do có thể họ chưa ý thức được ý nghĩa và mục đích quan trọng của việc này không chỉ đối với chính bản thân doanh nghiệp đó mà còn đối với đối tác của họ và Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Nhiều nội dung mới về luật lao động cần lưu tâm

NHIỀU NỘI DUNG MỚI VỀ LAO ĐỘNG CẦN LƯU TÂM

Cao Thị Hoàng Oanh và Luật sư Nguyễn Hữu Phước
Công ty luật Phuoc & Partners

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP (“Nghị Định 05”) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động hiện hành (“BLLĐ 2012”) vừa được Chính phủ ban hành ngày12/01/2015 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2015. Nghị Định 05 đã có một số quy định hướng dẫn chi tiết và quan trọng giúp phần nào giải đáp thắc mắc cho một số vấn đề chưa có hướng dẫn hay có hướng dẫn nhưng chưa cụ thể và rõ ràng trong BLLĐ2012 và các Nghị định hướng dẫn trước đây.

·        Người giao kết hợp đồng lao động (“HĐLĐ”)

BLLĐ 2012 hiện nay chỉ định nghĩa “Người sử dụng lao động” và “Người lao động” là ai nhưng chưa quy định về việc ai là người đại diện hợp pháp cho người sử dụng lao động(“NSDLĐ”) và cho người lao động (“NLĐ”) chưa đủ 18 tuổi trở lên để giao kết HĐLĐ.  Thực tiễn, đối với NSDLĐ, các doanh nghiệp và các doanh nghiệpphải dẫn chiếu đến một số quy định có liên quan của Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp để xác định người có thẩm quyền đương nhiên để đại diện cho NSDLĐ giao kết HĐLĐ với NLĐ. Nghị Định 05 đã quy định cụ thể ai sẽ là người đại diện cho NSDLĐ và NLĐ chưa đủ 18 tuổi để giao kết HĐLĐ cũng như quy định rõ thêm về quyền được ủy quyền của người giao kết HĐLĐ và việc ủy quyền theo quy định này phải được chuẩn bị theo mẫu giấy ủy quyền do Bộ Lao động Thương binh Xã hội (“BLĐTBXH”) ban hành trong thời gian sắp tới. 

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Luât đầu tư 2014 – Tiến và Lùi



LUẬT ĐẦU TƯ 2014 – TIẾN VÀ LÙI

Luật sư Trần Thanh Tùng
Công ty Luật Phuoc & Partners



Luật Đầu tư 2014 (LĐT 2014) được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 thay thế cho Luật Đầu tư 2005 (LĐT 2005) hiện hành. So với LĐT 2005, LĐT 2014 tinh thần có thoáng hơn, phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn. Dù vậy, vẫn đâu đó còn một sự lưỡng lự giữa sự mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài củng với việc bảo hộ đầu tư trong nước, giữa quyền quản lý của Nhà nước và quyền tự do đầu tư của nhà đầu tư.

Luật Đầu tư chỉ quản lý dự án

Một trong những vướng mắc lớn nhất của LĐT 2005 là tình trạng chồng lần, dẫm chân lên Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của LĐT 2005, trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, GCNĐT cũng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, vừa phải tuân thủ LĐT vừa phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, LĐT 2014 đã tách nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) mà hiện nay được gọi là GCNĐT), và chỉ điều chỉnh các dự án đầu tư, còn việc thành lập doanh nghiệp sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Do vậy, GCNĐKĐT giờ đây chỉ ghi nhận thông tin về dự án đầu tư mà thôi.[1]

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Đăng ký thay đổi giấy phép theo yêucầu của tòa án – đường đã mở cho những giao dịch chứng khoán phái sinh?

Đăng ký thay đổi giấy phép theo yêucầu của tòa án
– đường đã mở cho những giao dịch chứng khoán phái sinh?

Trần Thanh Tùng –Ngô Nhật Minh
Công ty Luật Phuoc & Partners

Một vụ việc thực tế

Quỹ đầu tư nọ đã cho một công ty cổ phần vay tiền để mua tài sản cố định. Do bên vay không có tài sản thế chấp, quỹ đồng ý cho vay không đảm bảo nhưng nếu đến hạn trả nợ mà bên vay không thể hoàn trả tiền vay, khoản nợ sẽ được chuyển thành cổ phần của bên cho vay trong bên vay. Tuy nhiên, đến hạn, bên vaykhông trả nợ nhưng cũng không tiến hành thủ tục để chuyển khoản vay thành cổ phần như đã thỏa thuận. Bên cho vay buộc phải khởi kiên bên đi vay tại trọng tài thương mại theo thỏa thuận hợp đồng vay. Căn cứ theo hợp đồng, trọng tài buộc bên vay phải thực hiện hợp đồng, tức là phải chuyển khoản vay thành cổ phần cho bên cho vay.

Phán quyết sau đó được chuyển cho cơ quan thi hành án nhưng cơ quan thi hành án “bó tay”, không thể thi hành được phán quyết này. Lý do là Luật doanh nghiệp 2005 không có cơ chế cho việc đăng ký thay đổi GCNĐKDN theo quyết định của tòa án hoặc trọng tài. Do vậy, việc thay đổi GCNĐKDN sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp, tức là bên vay trong trường hợp này. Nếu bên vay không có thiện chí trong việc tự đăng ký việc hoán đổi nợ thành cổ phần thì bên cho vay, cơ quan thi hành án và cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không thể ép bên vay phải làm. Kết quả là bên cho vay “thắng” trên giấy nhưng “thua” trên thực tế vì không thể chuyển đổi khoản nợ thành cổ phần nhưng cũng không thể lấy lại tiền vay (vì phán quyết đã có hiệu lực pháp luật).