Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Tìm hiểu chế định Quản tài viên theo Luật Phá sản 2014


Tìm hiểu chế định Quản tài viên theo Luật Phá sản 2014
(Luật Phá sản 2014: Quản tài viên – Anh là ai?)
Nguyễn Danh Công và Phan Thị Hằng
(Công ty luật Phuoc & Partners)
Luật Phá sản 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 được xem là sự “cởi trói” về mặt thủ tục cho việc phá sản doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, liệu Luật Phá sản 2014 đã thực sự tránh được “vết xe đổ” của Luật Phá sản 2004, hay vẫn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn với những thủ tục, chế định lắm nhiêu khê…
Một trong những thay đổi cốt lõi của Luật Phá sản 2014 là chế định Quản tài viên trong thủ tục quản lý, thanh lý tài sản. Mặc dù Luật Phá sản 2014 đã có hiệu lực gần nửa năm nay nhưng trên thực tế, việc thi hành Luật Phá sản 2014 vẫn còn đang là một vấn đề khá nan giải ngay cả đối với Tòa án thụ lý vụ việc vì chưa tìm đâu ra Quản tài viên để phụ trách quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Hay nói đúng hơn, các Tòa án địa phương vẫn chưa biết phải áp dụng chế định Quản tài viên như thế nào. Các doanh nghiệp đang thực hiện dang dở thủ tục phá sản theo Luật Phá sản 2004 vốn đã chờ đợi mỏi mòn các thủ tục trong mấy năm, nay lại phải tiếp tục chờ…thay đổi thủ tục và hướng dẫn thi hành.

Làm sao để xây dựng những công ty luật Việt Nam tầm cỡ trên sân nhà?

Làm sao để xây dựng những công ty luật Việt Nam tầm cỡ trên sân nhà?
Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Phuoc & Partners

V
iệt Nam đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 01/2007, thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và sẽ có thể trở thành thành viên của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (the Trans-Pacific Partnership (TPP)) từ đầu năm 2016. Từ những cột mốc đó, việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam tầm cỡ khu vực để cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài ngay trên sân nhà là thật sự cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết và dịch vụ pháp lý cũng không nằm ngoài sân chơi này. Từ năm 1987 đến nay, sau gần 30 năm phát triển nghề luật sư với gần 9.000 ngàn luật sư được cấp phép hành nghề trong cả nước, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc thành lập cho được các công ty luật Việt Nam (“CTLVN”) quy tụ đội ngũ vài trăm luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm và đa dạng về lĩnh vực hành nghề luật, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn luật chuyên nghiệp cho khách hàng trong và ngoài nước.